Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô giúp người lái dễ dàng nhận biết xe đang gặp sự cố gì để có biện pháp xử lý kịp thời. Chính vì vậy, người dùng xe hơi nên có hiểu biết thông thạo về từng ký hiệu báo lỗi để đảm bảo quá trình lái xe thuận tiện và an toàn. Mời bạn đọc bài viết bên dưới của Thuận Ý để tìm hiểu về các ký hiệu đèn báo lỗi trên ô tô nhé.

Ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu đỏ

Khi thấy bảng táp lô xuất hiện các ký hiệu đèn báo lỗi màu đỏ, bạn phải ngay lập tức dừng xe. Bởi đây là đèn cảnh báo nguy hiểm, nếu cố đi tiếp có thể dẫn đến tai nạn. Sau khi dừng xe, bạn hãy kiểm tra động cơ có vấn đề gì không. Đồng thời dựa vào ý nghĩa của từng ký hiệu báo lỗi dưới đây để có phương án khắc phục nhanh chóng:

Các ký hiệu đèn báo đỏ trên ô tô
Các ký hiệu đèn báo đỏ trên ô tô

1. Đèn cảnh báo phanh tay: Thông báo người lái chưa nhả hết phanh tay.

2. Đèn cảnh báo nhiệt độ: Cảnh báo về nhiệt độ của động cơ xe. Nếu thấy biểu tượng này, bạn phải kiểm tắt máy và kiểm tra động cơ xe. Nếu động cơ đã giảm nhiệt nhưng vẫn thấy đèn đỏ cảnh báo nhiệt độ thì phải đưa xe đến gara để kiểm tra kỹ càng.

3. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Biểu tượng này thông báo sự cố về áp suất dầu trong động cơ.

4. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: Khi thấy xuất hiện ký hiệu này tức là hệ thống trợ lực lái đang bị lỗi khiến cho vô lăng cứng lại. Từ đó gây khó khăn cho người lái khi điều khiển phương tiện.

5. Đèn cảnh báo túi khí: Thông báo lỗi túi khí, yêu cầu người lái phải ngay lập tức kiểm tra túi khí xem vấn đề nằm ở đâu.

6. Cảnh báo lỗi ắc-quy, máy giao điện: Lỗi này có thể bắt nguồn từ việc máy phát điện sạc không đúng cách.

7. Đèn báo khóa vô lăng: Ký hiệu này cho biết vô lăng đang bị khóa. Sau khi rút chìa khóa, nếu người lái cố gắng điều chỉnh bánh xe thẳng sẽ dẫn đến hiện tượng khóa vô lăng.

8. Đèn báo bật công tắc khóa điện: Cảnh báo công tắc khóa điện đang được bật, người lái cần mở lại khóa điện.

9. Đèn báo chưa thắt dây an toàn: Thông báo về sự cố với dây an toàn hoặc người lái chưa cài dây an toàn.

10. Đèn báo cửa xe mở: Cảnh báo cửa xe chưa được đóng chặt. Người lái hoặc hành khách trên xe cần mở cửa và đóng chặt lại.

11. Đèn báo nắp ca pô mở: Đèn báo này cho biết nắp ca pô của xe vẫn chưa đóng. Cần xuống xe và đậy nắp ca pô.

12. Đèn báo cốp xe mở: Thông báo cốp xe chưa được đậy chặt. Đèn báo sẽ tắt sau khi người lái đóng cốp.

Ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu vàng

Ngoài các ký hiệu đèn báo lỗi trên ô tô màu đỏ thì người lái cũng nên chú ý đến các biểu tượng báo lỗi màu vàng. Những ký hiệu đèn báo lỗi này cho biết các nguy cơ, sự cố sắp xảy ra. Những ký hiệu đèn vàng hiển thị trên bảng taplo của ô tô vô cùng đa dạng. Dưới đây Thuận Ý sẽ giải thích ý nghĩa của từng biểu tượng:

Ký hiệu đèn báo lỗi trên ô tô màu vàng
Ngoài các ký hiệu đèn báo lỗi trên ô tô màu đỏ thì người lái cũng nên chú ý đến các biểu tượng báo lỗi màu vàng

Ý nghĩa biểu tượng từ 13 – 24

13. Đèn cảnh báo động cơ khí thải: Động cơ khí thải có vấn đề, cần kiểm tra tại gara sửa xe.

14. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel: Sự cố ở bộ lọc hạt diesel, cần được kiểm tra khắc phục ngay.

15. Báo cần gạt kính chắn gió tự động: Cần kiểm tra động cơ bên trong của ô tô.

16. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel: Cảnh báo nóng động cơ dầu và bugi, cần kiểm tra động cơ ô tô.

17. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Khi thấy đèn báo này, người lái phải thay dầu ngay.

18. Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng: Cho biết sự cố ở phanh chống bó cứng ABS của xe, cần được kiểm tra tại gara sửa chữa.

19. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử: Nếu thấy cảnh báo này, bạn cần kích hoạt lại hệ thống cân bằng điện tử.

20. Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp: Áp suất lốp thấp cần được bơm lại hơi.

21. Đèn báo cảm ứng mưa: Cảm ứng mưa có vấn đề, cần được kiểm tra.

22. Đèn cảnh báo má phanh: Thông báo trục trặc về má phanh.

23. Đèn báo tan băng cửa sổ sau.

24. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động: Hộp số tự động có cấu tạo khá phức tạp, cần được kiểm tra và sửa chữa tại đơn vị uy tín.

Ý nghĩa ký hiệu từ 25 - 30

25. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo.

26. Đèn báo giảm xóc: Giảm xóc của xe gặp vấn đề, cần được kiểm tra và sửa lỗi để xe vận hành êm ái  hơn.

27. Đèn cảnh báo cánh gió sau: Cánh gió sau gặp trục trặc.

28. Báo lỗi đèn ngoại thất: Đèn ngoại thất có vấn đề, cần kiểm tra dây điện đã cắm chặt chưa.

29. Cảnh báo đèn phanh: Sự cố ở đèn phanh, cần kiểm tra ngay.

30. Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng gặp sự cố.

Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màumàu vàng và xanh
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu vàng và xanh

Ý nghĩa các biểu tượng báo lỗi từ 31 – 40

31. Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha: Cần kiểm tra và thay đổi khoảng sáng đèn pha.

32. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng.

33. Báo lỗi đèn móc kéo: Cần kiểm tra và điều chỉnh đèn chiếu sáng.

34. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần: Cảnh báo mui xe đang mở.

35. Báo chìa khóa không nằm trong ổ: Cảnh báo xe không nhận chìa khóa, cần cắm lại chìa khóa mới có thể điều khiển xe.

36. Đèn cảnh báo chuyển làn đường: Nhắc nhở người lái chú ý quan sát khi sang đường.

37. Đèn báo nhấn chân côn: Cảnh báo chân côn đang được nhấn, chú ý khi lái xe.

38. Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp: Lượng nước rửa kính đang thiếu hụt, cần bổ sung thêm.

39. Đèn sương mù (sau): Thông báo đang bật đèn sương mù sau.

40. Đèn sương mù (trước): Thông báo đang bật đèn sương mù trước.

Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô

Ý nghĩa các ký hiệu đèn báo lỗi từ 43 – 64

43. Báo sắp hết nhiên liệu: Xe cần được đổ xăng.

44. Đèn báo rẽ đang bật.

45. Đèn báo chế độ lái mùa đông đang bật.

46. Đèn báo thông tin.

47. Đèn báo trời sương giá: Người lái cần chú ý quan sát khi điều khiển xe trong thời tiết sương giá.

48. Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin.

49. Đèn cảnh báo khoảng cách.

50. Đèn cảnh báo bật đèn pha.

51. Đèn báo thông tin đèn xi nhan, nhắc nhở người lái nên chú ý.

52. Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác.

53. Đèn báo phanh đỗ xe.

54. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.

55. Đèn báo xe cần bảo dưỡng: Xe đã đến thời gian bảo dưỡng định kỳ, cần được bảo dưỡng tại gara ô tô gần nhất.

56. Đèn báo nước vô bộ lọc nhiên liệu: Cảnh báo có cặn bẩn hoặc nước trong bộ lọc nhiên liệu, cần kiểm tra ngay. 

57. Đèn báo tắt hệ thống túi khí: Hệ thống túi khí đang tắt, cần được bật lại.

58. Đèn báo lỗi xe.

60. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.

61. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu đang được kích hoạt.

62. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo đang bật (hệ thống này giúp tăng độ an toàn khi xe xuống dốc).

63. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu.

64. Đèn báo giới hạn tốc độ: Xe đang vượt quá giới hạn tốc độ, người lái cần giảm tốc độ.

Ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô màu xanh

Các ký hiệu đèn báo màu xanh trên ô tô thường không mang ý nghĩa báo lỗi mà chỉ thông báo với người lái rằng có tính năng nào đó trên xe đang được kích hoạt. Ví dụ như chân phanh, đèn cos…

42. Đèn báo nhấn chân phanh.

41. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình

59. Đèn báo bật đèn cos.

Tại sao lại có các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô?

Những biểu tượng báo lỗi trên ô tô có thể xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các ký hiệu này thường bắt nguồn từ việc thợ sửa xe tháo lắp các bộ phận cảm biến nhưng quên không xóa đèn. Từ đó khiển cho bảng taplo của ô tô hiển thị những ký hiệu báo lỗi trên. Chủ xe cần lưu ý việc không xóa đèn sau khi tháo lắp có thể dẫn đến tình trạng cảm biến hoạt động sai cách.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng ô tô xuất hiện đèn báo lỗi là do một bộ phận nào đó của xe đang gặp trục trặc. Khi đó bạn cần đưa xe đến gara sửa chữa càng sớm càng tốt để khắc phục sự cố kịp thời. Hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều khiển phương tiện.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho ô tô hiển thị các biểu tượng báo lỗi
Có nhiều nguyên nhân khiến cho ô tô hiển thị các biểu tượng báo lỗi

Tạm kết

Từ nội dung ý nghĩa của từng biểu tượng báo lỗi mà Thuận Ý đã cung cấp ở trên, ccó thể dễ dàng nhận thấy màu sắc của ký hiệu cũng phần nào phản ánh mức độ nghiêm trọng của cảnh báo. Vì vậy bạn có thể dựa vào màu sắc biểu tượng để đưa ra biện pháp xử lý tương ứng:

  • Đối với biểu tượng báo lỗi màu đỏ: Cần đưa xe đi kiểm tra ngay lập tức. Bởi đây là thường là những sự cố có thể gây nguy hiểm cho lái xe.
  • Đối với biểu tượng màu xanh lá cây hoặc xanh dương: Hệ thống đang hoạt động bình thường.
  • Đối với biểu tượng màu vàng hoặc màu cam: Mức độ nghiêm trọng không bằng đèn báo màu đỏ. Tuy nhiên chủ xe vẫn nên đến đơn vị sửa chữa để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Màu sắc phần nào phản ánh tính nghiêm trọng của cảnh báo
Màu sắc của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô phần nào phản ánh mức độ nghiêm trọng của cảnh báo

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô. Khi đã nắm được ý nghĩa của từng ký hiệu đèn báo lỗi, bạn sẽ có phương hướng khắc phục phù hợp. Từ đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân và hành khách trên mọi hành trình di chuyển. Đừng quên tìm đọc các bài viết hữu ích khác trên website của Thuận Ý nhé.