Mỗi một bộ phận, thiết bị trong ô tô đều có những vai trò riêng giúp cho chiếc xe hoạt động tốt nhất. Bộ phận giảm xóc là một trong các bộ phận quan trọng, có vai trò giảm chấn cho xe khi xe di chuyển qua những cung đường xấu. Từ đó sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe. Tuy vậy nhưng sau một thời gian dài sử dụng thì bộ phận giảm xóc sẽ bị rò rỉ dầu và hư hỏng. Việc kiểm tra và thay giảm xóc định kỳ sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho người lái. Thuận Ý sẽ hướng dẫn khi nào cần thay giảm xóc ô tô và cách kiểm tra trong bài viết sau. 

Khi nào cần thay giảm xóc ô tô?

Chu kỳ của một giảm xóc ô tô sẽ rơi vào khoảng 140.000 km nếu xe thường xuyên di chuyển ở những đoạn đường nhựa đẹp, bằng phẳng và ít bị kẹt xe. Ngược lại, nếu xe thường xuyên phải di chuyển ở đường xấu, nhiều ổ gà, đường đèo dốc với nhiều góc cua gấp và khúc khuyry thì hệ thống giảm xóc sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy trong trường hợp này bạn nên thay giảm xóc ô tô khi đi được 80.000 km. 

Khi thấy các dấu hiệu bất thường cần phải kiểm tra xe ngay 

Tuy nhiên mỗi người có một lịch trình di chuyển khác nhau nên việc dựa vào số km đi không thực sự chính xác. Để biết khi nào cần thay giảm xóc cho ô tô cần chú ý đến các dấu hiệu khi sử dụng xe. 

Nếu trong quá trình sử dụng bạn thấy xe gặp phải các hiện tượng như tay lái bị rung động, khi phanh gấp thì đầu xe bị nhún mạnh, xe hay bị lệch hướng và trượt, khi đi trên đường xấu xe hay lắc lư mạnh, lốp xe bị mòn không đều thì nên kiểm tra lại bộ phận giảm xóc và thay mới. 

Hướng dẫn cách kiểm tra giảm xóc ô tô đơn giản tại nhà

Giờ bạn đã nắm được khi nào cần thay giảm xóc ô tô. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn muốn tự kiểm tra chất lượng giảm xóc thì có thể thực hiện các bước sau:

Cách 1

Chạy thử xe với vận tốc 16 km/h 

Chạy xe với vận tốc 16 km/h trên một đoạn đường thẳng rồi dậm hết chân phanh. Nếu lúc đó đầu xe bị nhún mạnh thì đây là một dấu hiệu cho biết ô tô của bạn cần thay giảm xóc mới. 

Bạn nên kiểm tra thêm các bộ phận như đệm cao su, các miếng lông đền tại vị trí tiếp xúc của thân xe và phuộc, bu lông. Nếu những bộ phận đó bị gaỹ ,chúng sẽ làm ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh như dẫn động, phuộc. Nếu thấy bị rò rỉ dầu hoặc có các vết lõm ở bộ phận giảm xóc thì nên thay bộ phận giảm xóc. 

Cách 2

Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra giảm xóc tại nhà

Một cách khác để kiểm tra là lấy tay sờ vào vỏ giảm chấn. Nếu thấy nóng có nghĩa là chúng vẫn còn hoạt động tốt. Nếu thấy vỏ giảm chấn không nóng có nghĩa là các ván bị mòn hoặc động cơ không đủ dầu, kênh và tạo ra các khe hở không tạo lực cản dẫn đến nhiệt độ dầu không tăng. 

Với dòng giảm chấn ống thủy lực tác dụng 2 chiều có kết hợp với khí nén thì ngoài việc kiểm tra áp suất khí nén, bạn cần kiểm tra thêm cản thủy lực. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn cần ty giảm chấn xuống, nếu có lực cản thì khi bỏ tay ra cần ty giảm chấn sẽ bị đẩy tương đối nhanh. Ngoài ra nếu ấn nhẹ và cần ty hội nhẹ có nghĩa là khí nén rò rỉ không đủ áp suất.

Việc chú ý thời gian thay giảm xóc là điều rất quan trọng trong quá trình sử dụng ô tô. Chúng sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người lái và tăng thời gian sử dụng xe. Nếu bạn cũng đang sử dụng ô tô để di chuyển thì khi nào cần thay giảm xóc ô tô là điều cần chú ý thường xuyên. Nếu bạn đang cần thay giảm xóc cho chiếc xe của mình, hãy liên hệ với Thuận Ý để được tư vấn và hỗ trợ nhé!